Một số những cách chữa bệnh trĩ ngoại nên biết

Cách chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào vừa an toàn, vừa hiệu quả. Trĩ ngoại có đau không? Làm thế nào để biết bạn đang bị bệnh trĩ ngoại hay trĩ nội? Đây là những câu hỏi mà nhiều người luôn thắc mắc và lo lắng khi phát hiện ra mình bị trĩ.

Chính vì lí do đó mà tư vấn 24 sẽ giúp bạn phân tích trĩ nội, trĩ ngoại và hướng dẫncáccáchh chữa bệnh trĩ ngoại

1. Trị ngoại là gì? Phân biệt trĩ ngoại, trĩ nội

  • Trĩ ngoại là gì? Trĩ ngoại là tình trạng mọc các búi trĩ ở ngoài và xung quanh hậu môn, khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Đặc biệt là khi ngồi xuống, khiến trọng lực cơ thể đè xuống, đè lên búi trĩ làm lan tỏa cơn đau nhức, khó chịu.
  • Nguyên nhân gây ra do rất nhiều tác nhân, chủ yếu là do rặn nhiều lần đi tiêu, ngồi lâu không vận động, táo bón. Ngoài ra, còn có thể do tình trạng cơ thể như béo phì, mang thai, làm việc quá sức,... khi đó khiến cho các chất cạn bẩn gây áp lực nên dạ dày và ruột khiến búi trĩ xuất hiện.
  • Khác với trĩ ngoại, trĩ nội thường mọc ở vùng hậu môn trực tràng. Chính vì lí do đó cũng khiến việc trĩ khó chữa hơn rất nhiều, cũng như khó để phát hiện. Thường trĩ nội chỉ phát hiện sau khi vùng “ hậu môn” bị chảy máu, hoặc mủ. Đặc biệt thường chảy máu và không đau khi đi đại tiện.
  • Một người có thể mắc cả trị nộitrĩ ngoại nếu như không vệ sinh và làm các hành động sai cách khiến cơ thể có thể mắc cả trĩ nộitrĩ ngoại.
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại

2.1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hầu như hoàn toàn không thể điều trị tận gốc. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể làm giảm đau, ngứa cũng như giảm các triệu chứng bệnh trĩ ngoại gây ra.

Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm giúp làm cho những búi trĩ mềm ra, làm dịu cơn đau sau một ngày dài mệt mỏi hoặc sau đi đại tiện. Đây là biện pháp rất tốt làm giảm cơn đau tức thì do trĩ ngoại gây ra mà bạn có thể tham khảo và làm tại nhà.

Cách làm: Chuẩn bị một chậu nước ấm và ngâm trong khoảng 15-20’. Khi nước hết lạnh thì đổ bỏ, dùng khăn mặt loại mềm, thấm khô và lau nhẹ nhàng. Tránh chà sát, gây tổn thương và chảy máu trĩ ở hậu môn, nặng sẽ khiến hậu môn bị nhiễm trùng và khó lành hơn.

Tắm nước nóng làm giảm mức độ đau rát, khó chịu của bệnh trĩ ngoại
Tắm nước nóng làm giảm mức độ đau rát, khó chịu của bệnh trĩ ngoại

Bôi kem

Bôi kem là một trong cách điều trị trĩ ngoại, giúp giảm cơn đau nhanh nhất, chất kem lành lạnh giúp hạn chế viêm nhiễm hậu môn. Tuy nhiên, nên bôi kem theo chỉ định của bác sĩ, tránh bôi các loại kem không phù hợp gây ngứa và khó chịu hơn cho bệnh nhân.

Chườm đá

Đối với một số bạn không có tiền mua kem bôi, bạn có thể thay thế bằng chườm đá lên vùng trĩ bị đau, viêm, sưng. Cách này giảm đau rất hiệu quả. Nên áp dụng điều trị tiêu sưng trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại để điều trị dễ dàng hơn.

Ngồi xổm khi đi vệ sinh

Tư thế vệ sinh giúp phân ra ngoài dễ nhất đó là để hai chân lên mặt bồn cầu. Tư thế này giúp trực tràng dễ dàng đào thải phân ra ngoài môi trường. Đây cũng là một trong những cách có thể áp dụng trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà khá hiệu quả và dễ dàng.

Ngồi xổm đúng cách cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại cần nên biết
Ngồi xổm đúng cách cũng là một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại cần nên biết

Tham khảo: Cách nhận biết kinh nguyệt không đều

Sử dụng đệm

Việc sử dụng đệm giúp cho việc ngồi thoải mái, giúp những búi trĩ giảm bớt gánh nặng của cơ thể đè xuống, giúp làm giảm cơn đau.

Nên chọn những loại quần lót mềm mịn, thấm hút tốt

Nên chọn những chiếc quần lót thấm hút tốt, giúp cho mồ hôi không chảy xuống hậu môn gây rát cho vùng bị bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, việc sử dụng các loại quần lót mềm mịn cũng làm hạn chế những ma sát lên búi trĩ. Điều này giúp cho hậu môn khô thoáng, tránh bệnh trĩ trở nặng hơn.

Áp dụng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung nhiều rau xanh

Một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại phải kể đến đó là chế độ ăn uống. Việc áp dụng ăn uống hợp lí, bổ sung thêm nhiều trái cây và rau xanh giúp dễ tiêu hóa và giảm gánh nặng lên dạ dày và trực tràng, dễ đi ngoài và kiểm soát được mức độ tổn thương do va chạm vào búi trĩ.

Một số loại thức ăn khác cũng tốt cho tiêu hóa như:

  • Sữa chua
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế những thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ
  • Nên ăn các loại thực phẩm như nghệ, thìa là,... có tác dụng giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng tấy của búi trĩ.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp tiêu hóa thuận lợi và dễ dàng điều trị bệnh trĩ ngoại
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp tiêu hóa thuận lợi và dễ dàng điều trị bệnh trĩ ngoại

Ngoài ra cũng nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, đóng gói, thức ăn nhanh, caffeine và chất kích thích gây hại cho cơ thể.

Tập luyện thể thao

Đối với những người bị trĩ thì việc tập thể thao, chạy bộ khá khó khăn, nhất là những người có búi trĩ lớn, thường rất khó để vận động, chạy, nhảy. Tuy nhiên, vẫn có cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách tập các bài đơn giản, không cần di chuyển quá nhiều như: ngồi thiền, tập yoga, bơi lộn,... đây đều là những bài tập giúp cho cơ thể dễ dàng lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn, loại bỏ những nơi tắc nghẽn máu đông trong cơ thể

2.2. Sử dụng các loại thuốc Tây y

Cách chữa bệnh trĩ ngoại có thể kể đến là các loại thuốc tây y giúp làm giảm khả năng phát triển và giảm đau các cơn đau của bệnh trĩ.

Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng như:

  • Thuốc nhuận tràng: Khi bị táo bón, mọi người thường sử dụng thuốc nhuận tràng để có thể kích thích hệ tiêu hóa giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Giúp trực tràng dễ dàng đưa phân ra ngoài. Ngoài ra, còn giúp kích thích sự thèm ăn và đói bụng khi bị các bệnh về kén ăn, dạ dày, đường ruột.
  • Thuốc giảm đau: Đối với những người có tình trạng khá nặng, làm cho các cơn đau nhói từ hậu môn, nhói lên, gây rất nhiều phiền phức đến sinh hoạt, cuộc sống. Thì thuốc giảm đau là một trong những biện pháp hữu ích. Mặt khác, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm để bảo vệ hậu môn của mình.
  • Thuốc bôi trĩ ngoại: Tinh chất trong những loại thuốc bôi đều có công dụng chống viêm, ngừa khuẩn. Chất kem mát lạnh giúp người bôi cảm thấy dễ chịu, làm dịu đi cơn rát. Ngoài ra, nó có công dụng như một loại thuốc bôi trơn giúp đi ngoài trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Một số loại thuốc khác: đối với từng mức độ của bệnh trĩ ngoại, mà bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc khác như: thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh,....
cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây y
cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây y

Lưu ý:

Các loại thuốc tây chỉ có công dụng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới gan, dạ dày và thận. Bởi trong thuốc tây có nhiều chất gây nóng, các hóa chất rất dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Chính vì lí do đó, những người mắc bệnh trĩ cần phải uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ bản thân thật tốt.

Bạn nên biết: Điểm mặt 4 bệnh xã hội có nguy cơ tử vong cực lớn

2.3. Sử dụng các bài thuốc Đông Y

Đối với cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc Đông Y, hiện khá ít được người sử dụng đến. Hầu hết, mọi người chỉ sử dụng, khi cơ thể đã không thể tiếp xúc với thuốc Tây được nữa hoặc do muốn sử dụng các loại thảo mộc để cơ thể dễ chịu hơn. Đây đều là các loại thuốc lành tính không có nguy hiểm cho cơ thể.

Tuy nhiên, hạn chế duy nhất của Đông Y là phải điều trị lâu dài. Đồng thời nó chỉ ức chế trong một khoảng thời gian chứ không tận gốc.

Đặc biệt cần lưu ý, nên lựa chọn những nơi có uy tín, chất lượng, lâu năm trong nghề. Bởi nếu bốc sai một loại thuốc có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới tính mạng người sử dụng.

cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thảo dược đông y
cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thảo dược đông y

Xem thêm: Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai có lây nhiễm qua đồ dùng cá nhân không?

2.4.  Sử dụng các bài thuốc dân gian

Đối với cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng bài thuốc dân gian hầu hết sử dụng các loại lá cây để có thể giảm đau, chống viêm hậu môn.

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không không có tác dụng quá nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu viêm, điều trị trĩ ngoại. Tuy nhiên nếu mỗi ngày đều ngâm hậu môn với loại lá này có thể giúp cải thiện viêm ngứa, đau rát, ngừa khuẩn và vi sinh vật. Giúp hậu môn luôn sạch sẽ, giãn nở hậu môn, giúp đi ngoài trở nên dễ dàng.
  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng làm lành vết thương, cung cấp dưỡng ẩm, cải thiện đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra còn giúp tái tạo da, sát khuẩn và chống oxy hóa nhẹ.
  • Sử dụng gel nha đam: Gel nha đam có rất nhiều chất giúp tiêu sưng, mát lạnh làm giảm cảm giác đau rát ở vùng hậu môn. Ngoài ra trong các thành phần của nha đam có một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, axit amin, và nhiều thành phần khác. Nó cung cấp chất ẩm, kích thích quá trình hồi phục da và những tổn thương do vi khuẩn, virus gây ra, ngăn ngừa các tác nhân xấu gây ra

2.5. Sử dụng các phương thức hiện đại

Đối với các cách làm trên hầu hết, đa số chỉ làm giảm đau, giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là các búi trĩ vẫn còn ở đó. Vậy biện pháp nên sử dụng, đó là phẫu thuật cắt bỏ trĩ ngoại là cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất.

Đối với những búi trĩ quá to, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ và dùng các kỹ thuật chăm sóc hậu môn để có thể điều trị tận gốc.

Đối với những búi trĩ nhỏ, sẽ áp dụng các bài thuốc dân gian, thuốc tây y, đông y kết hợp để làm teo nhỏ lại.

Tuy nhiên, đối với từng người, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Chính vì thế, chị em không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nào, nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để có cách điều trị tốt nhất.

Sử dụng phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ ngoại
Sử dụng phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ ngoại