Những sự thật nên biết về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh trĩ khó chữa, đứng sau bệnh trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân bởi vì, trĩ nó nằm ở bên trong ở bên trong trực tràng. Khiến cho việc điều trị trĩ nội trở lên khó khăn hơn rất nhiều so với trĩ ngoại.

1. Thế nào là trĩ nội?

Theo thống kê báo cáo từ Hội hậu môn, trực tràng thì Việt Nam có tới hơn 25 triệu người mắc bệnh trĩ. Trong đó:

  • 61% là nữ giới mắc bệnh trĩ thường do quá trình mang thai, sinh nở.
  • Tuy nhiên, 30% tỉ lệ nam giới mắc bệnh trĩ nội nặng hơn nữ giới, thường mắc bệnh trĩ từ mức 3 và 4. Nguyên do là không có thời gian để ý đến hoặc do tâm lí chủ quan gây ra.
  • Số còn lại mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra do nhiễm các bệnh phụ khoa, nam khoa trước đó. Khiến cho vùng kín và hậu môn đều bị nhiễm khuẩn, gây ra búi trĩ. Khi tới các giai đoạn khác nhau, các búi trĩ lớn dần và kết chùm khiến cho việc đi ngoài trở nên bất tiện hơn rất nhiều. 

Chính vì lí do đó, khi cảm nhận ở hậu môn thay đổi nên đi khám để phát hiện bệnh kịp thời nhất.

2. Các mức độ bị bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội chia ra thành 4 mức độ khác nhau, sắp xếp theo giai đoạn từ nhẹ nhất đến nặng nhất:

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn phía trong hậu môn
  • Bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài, nhưng khi đi ngoài vẫn có thể tự co lại
  • Bệnh trĩ nội độ 3: Búi trĩ nặng dần và càng phát triển ra ngoài, khiến búi trĩ không thể co lại mà phải có tác động tự đẩy vào trong
  • Bệnh trĩ nội độ 4: Búi trĩ quá to, không thể đẩy vào hậu môn mà hoàn toàn ở ngoài. Tình trạng này rất khó để phẫu thuật cũng như khiến cho việc đi lại khó khăn rất nhiều.

Thường là ở mức độ thứ 2 là biểu hiện đã dần rõ ràng. Tuy nhiên, khá ít người chữa ở giai đoạn này. Thường đến giai đoạn 3,4 khi hậu môn bắt đầu chảy máu, gây ngứa và đau rát thường xuyên, mới khiến các bệnh nhân đi khám. Tuy nhiên, ở hai đoạn này, là giai đoạn khó chữa và dễ tái phát nhất nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

4 mưc độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội
4 mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội

Tham khảo: Cách nhận biết kinh nguyệt không đều

3. Biểu hiện của trĩ nội

Đa phần những biểu hiện của trĩ nội phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của nó. Thường thường nó có một số biểu hiện như sau:

  • Máu chảy khi đi ngoài

Thường xảy ra khi đi ngoài, khi đi qua trực tràng, khiến búi trĩ ma sát với phân gây tổn thương, khiến hậu môn chảy máu ra ngoài.

  • Gây ngứa

Tình trạng này thường diễn ra ở giai đoạn 2 trở lên. Khi đó trĩ bắt đầu lan sang ngoài, khiến cho việc đi ngoài trở nên bất tiện, đặc biệt là cảm giác ngứa ngứa từ trong hậu môn ra.

  • Đau hoặc khó chịu

Trong một số trường hợp, các búi trĩ hình thành thành các huyết khối và gây đau đớn. Ngoài ra cũng có thể do va chạm với các vật cứng như ghế, giường cứng khiến cho hậu môn trở nên đau đớn. Một số khác là do đi ngoài quá nhiều, khiến búi trĩ bị tổn thương cũng là nguyên nhân gây ra đau đớn, khó chịu

Đau rát hậu môn do bệnh trĩ nội sa ra ngoài
Đau rát hậu môn do bệnh trĩ nội sa ra ngoài
  • Cảm giác nóng rát

Nguyên nhân gây ra cảm giác nóng rát chủ yếu là do búi trĩ bị tổn thương và chảy máu khi phân đi qua ma sát với búi trĩ hoặc là do mồ hôi chảy xuống gây cảm giác đau xót.

  • Sa búi trĩ

Tình trạng này thường diễn ra ở giai đoạn 2 trở lên. Khi đó trĩ bắt đầu lan sang ngoài, khiến cho việc đi ngoài trở nên bất tiện, dễ chảy máu, đau rát ở vùng hậu môn.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội

  • Ít vận động

Đối với những người vận động ít, ngồi lâu thường rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, khiến cho trực tràng bị quá tải, gây áp lực và hình thành trĩ nội.

  • Bị táo bón, tiêu chảy

Một trong những nguyên nhân gây ra táo bón tiêu chảy, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Khi đó

  • Rặn khi đi ngoài, đi ngoài lâu
  • Ăn ít rau xanh, uống ít nước

Xem thêm: Điểm mặt 4 bệnh xã hội có nguy cơ tử vong cực lớn

5. Những đối tượng có thể mắc bệnh trĩ nội

  • Những người béo phì
  • Những người đang mang thai
  • Những người lớn tuổi
  • Những người thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Béo phì, thừa cân là một trong 5 đối tượng mắc bệnh trị nội
Béo phì, thừa cân là một trong 5 đối tượng mắc bệnh trị nội

6. Những biện pháp khắc phục bệnh trĩ nội

Đối với bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ: Không cần quá áp lực vì có thể dùng các phương pháp thông thường như:

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Việc ăn rau xanh kết hợp với sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nội là biện pháp hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu của trĩ nội. Một chế độ tốt sẽ giúp rất nhiều trong vấn đề bảo vệ sức khỏe:

  • Nên kết hợp và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung các chất xơ, men tiêu hóa, sữa chua, các vi lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa cũng là một lựa chọn không tồi để điều trị bệnh trĩ. Ngoài ra uống đủ nước mỗi ngày cũng là một trong những cách khắc phục bệnh trĩ nội cực kì hiệu quả. Nó giúp mềm phân và đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Giúp làm đẹp, giữ dáng, giảm cân cực kì tốt.
  • Chế độ thể thao cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp đào thảo độc tố ra bên ngoài và cung cấp nước cho cơ thể. Một chế độ thể thao tốt cũng khiến cho các cơ quan hoạt động tốt. Điều này, cũng giúp cho việc dạ dày co bóp tốt, giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài hơn. Ngoài ra, việc tập luyện nhẹ nhàng cũng là cách tiêu tan búi trĩ dần dần. Nên áp dụng thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh, tự tin và tràn đầy sức sống.
  • Vệ sinh sau đại tiện: Một trong những nguyên nhân gây búi trĩ có thể là do không vệ sinh hậu môn sạch sẽ, khiến vi khuẩn, ký sinh trùng chui ngược lên trên, gây các búi trĩ. Tuy nhiên, hầu như ít những người quan tâm tới vấn đề này, bởi hầu hết đều không biết tác hại của nó của nó mang lại. Chính vì thế, cách để bảo quản hậu môn của mình thật tốt, đó là, nên ngâm hậu môn trong 20 phút với nước ấm. Ngoài ra nên kết hợp với vệ sinh sau đại tiện, sử dụng giấy mềm, khử khuẩn để bảo vệ hậu môn của mình nhé.
  • Đối với những người thích sử dụng các loại thuốc đông y lành tính, thì nên sử dụng nha đam, diếp cá, nhọ nồi,... để đắp lên búi trĩ của mình. Nên làm sạch hậu môn trước khi đắp để có công dụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần đi khám phụ khoa và nhờ bác sĩ giúp kê thuốc, tránh tình trạng bốc thuốc linh tinh, không hợp lí khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
  • Đối với những người sử dụng thuốc Tây Y, việc giai đoạn bệnh khá quan trọng trong việc điều trị. Đối với những người ở giai đoạn 1 thì việc sử dụng thuốc khá dễ dàng. Tuy nhiên ở các giai đoạn sau và những giai đoạn khá nặng, việc sử dụng thuốc Tây y chỉ mang tính nhất thời, hỗ trợ trong việc điều trị, chứ không hoàn toàn tiêu tan bệnh trĩ nội hẳn. Cần lưu ý thuốc cần có sự kê toa của bác sĩ, tránh dùng thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Đối với bệnh trĩ nội ở giai đoạn bình thường ( 2,3): Cần phải đi khám và điều trị ngay lập tức. Tránh tình trạng để quá lâu khiến bệnh tình trở nên khó chữa. Ngoài ra nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để tiềm hành phác đồ điều trị phù hợp. Đối với phương pháp này sẽ phụ thuộc vào bác sĩ điều trị để có thể chữa trị hiệu quả nhất

Phẫu thuật cắt trĩ nội
Phẫu thuật cắt trĩ nội

Đối với bệnh trĩ nội ở giai đoạn nặng: Nếu ở giai đoạn đầu của giai đoạn 4, thì vẫn có thể chữa bằng phẫu thuật trĩ:

  • Đốt laze: Biện pháp này không tác động trực tiếp vào búi trĩ mà dùng các tia laser tác động vào búi trĩ để cắt. Giúp làm bay hơi phần búi trĩ có chữa hơi nước.
  • Chích xơ hoá búi trĩ: ở cách chữa bệnh trĩ nội này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng hóa chất khiến búi trĩ teo nhỏ đến khi gần búi trĩ k còn.
  • Phương pháp Longo: Ở phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng mũi khâu cắt khoanh niêm mạc trên đường lược. Điều này giúp giảm lượng máu lưu thông trong búi trĩ và khiến búi trĩ teo nhỏ lại
  • Phương pháp HCPT: Đây là phương pháp có độ chính xác cao và thực hiện bằng cách tác động sóng cao tần, làm đông các tế bào và hình thành các nút thắt mạch máu. Cuối cùng sẽ dùng dao cắt điện tiến hành cắt búi trĩ ngay tại hậu môn.

Trên đây là một số những điều nên biết về bệnh trĩ nội, để có thể đi khám và điều trị bệnh kịp thời. Tránh ảnh hưởng về sau.